Là một xã trung du nằm ở phía tây nam huyện Hớn Quản, giáp Hồ Dầu Tiếng là hồ nhân tạo lớn nhất nước Việt Nam và Đông Nam Á. Địa giới hành chính xã Tân Hiệp: Đông giáp xã Đồng Nơ; Tây giáp tỉnh Tây Ninh; 14 Nam giáp tỉnh Bình Dương; Bắc giáp xã Minh Đức. Tổng diện tích tự nhiên của toàn xã năm 2015 là 7.126,8 ha phân bố trên địa bàn 8 ấp, sóc gồm: Ấp 6, ấp 7, ấp 8, ấp 9, ấp 10, ấp Bàu Lùng, sóc 5, ấp Tân Lập; trung tâm xã đặt tại ấp 7. Địa hình Tân Hiệp tương đối bằng phẳng, đất đai Tân Hiệp chủ yếu là đất nâu xám và xám, phù hợp với nhiều loại cây công nghiệp dài ngày như cây cao su, cà phê, điều và các loại cây ăn trái; nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nên xã có nền nhiệt cao đều quanh năm, ít gió bão, không có mùa đông lạnh và được chia thành hai mùa mưa, nắng rõ rệt. Mùa mưa kéo dài 6 tháng, bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mỗi năm bình quân có trên 100 ngày mưa, lượng mưa bình quân khoảng 2.300 mm; mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 5. Nhiệt độ trung bình khoảng 28ºC, khí hậu mát mẻ, lạnh dần về ban đêm; Trên địa bàn xã có suối Tà Mong (Tà Mòn) bắt đầu từ ấp Sóc 5 chảy ra sông Sài Gòn. Trước đây, rừng ở Tân Hiệp có nhiều loại gỗ quý như Gõ đỏ, Giáng Hương, Sao, Bằng Lăng...Trong kháng chiến, những cánh rừng bạt ngàn của vùng Tân Hiệp có ý nghĩa quân sự rất lớn, là nơi che dấu và cung cấp lương thực, thực phẩm cho bộ đội, cán bộ và nhân dân, vừa là nơi vây hãm, kìm bước quân thù. Cho đến thập niên 60 của thế kỷ XX thì rừng vẫn chiếm phần lớn diện tích tự nhiên ở địa phương. Sau ngày đất nước thống nhất (1975), vùng đất Tân Hiệp được quy hoạch xây dựng, phát triển nông - lâm nghiệp . Hệ thống giao thông chính của Tân Hiệp là đường 15 bộ, trong đó tuyến đường giao thông quan trọng nhất là tuyến đường liên huyện ĐH 245 (sau này đổi là ĐT 756B); bên cạnh đó, Tân Hiệp còn có tuyến đường liên xã được trải nhựa như Tân Hiệp - Minh Đức, cùng rất nhiều các con đường liên ấp, sóc được nối thông suốt với nhau, tạo thành mạng lưới giao thông thuận tiện cho việc đi lại và trao đổi kinh tế - văn hóa trong nhân dân. Từ những đặc điểm về vị trí địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng đã tạo cho Tân Hiệp nhiều tiềm năng trong phát triển nông nghiệp, cụ thể là việc trồng các cây lâu năm như điều, cao su, hồ tiêu, cây ăn quả; tiềm năng về sông suối tạo ra nguồn lợi thủy sản lớn, đồng thời xã còn phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản theo hướng công nghiệp; Tân Hiệp còn có nhiều loại tài nguyên khoáng sản như: đất sét dùng trong sản xuất gạch, ngói, laterit, cuội, sỏi, cát, đá cao lanh…cần tiến hành khai thác hợp lý, hiệu quả đi đôi với bảo vệ môi trường. Những lợi thế, tiềm năng trên cộng với nguồn lao động dồi dào, siêng năng, cần cù đã góp phần tạo thành sức mạnh nội sinh để Tân Hiệp phát triển kinh tế, làm cho đời sống nhân dân ngày càng phát triển bền vững, đóng góp vào sự phát triển chung của toàn huyện.