Sự hình thành và phát triển
Xã Tân Hiệp - Hớn Quản - Bình Phước
2024-04-10T07:05:03-04:00
2024-04-10T07:05:03-04:00
https://tanhiep.honquan.binhphuoc.gov.vn/about/Su-hinh-thanh-va-phat-trien.html
/themes/default/images/no_image.gif
Xã Tân Hiệp - Hớn Quản - Bình Phước
https://tanhiep.honquan.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo.png
Từ xa xưa, vùng đất Tân Hiệp đã có sự sinh sống của con người, trước đây là địa bàn cư trú của bộ phận người Tà mun. Bởi đất lành chim đậu, cùng với thời gian, cộng đồng dân cư từ mọi miền đất nước đã hội tụ về vùng đất này xây dựng cuộc sống mới. Trong suốt quá trình khai hoang, lập ấp, nhất là những thay đổi về địa giới hành chính, vùng đất Tân Hiệp đã nhiều lần nhập, tách làm cho thế hệ sau khó có cái nhìn khái quát về lịch sử vùng đất này. Cho đến khi Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành Nghị định số 60/2005/NĐ - CP về việc chia tách xã Đồng Nơ, thành lập xã mới Tân Hiệp, vùng đất này thực sự có sự chuyển mình. Tân Hiệp chính thức trở thành một đơn vị hành chính trực thuộc huyện Bình Long (cũ), và nay là huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, nhân dân Tân Hiệp luôn một lòng sắt son theo Đảng, vượt qua mọi gian khổ hy sinh, anh dũng chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; đồng thời cũng một lòng đoàn kết ra sức lao động sản xuất, xây dựng quê hương cùng với cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
* Từ ngày được thành lập, Đảng bộ xã Tân Hiệp đã phát huy những truyền thống quý báu của quê hương, trở thành sức mạnh nội sinh của địa phương, là động lực giúp cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong xã tiếp tục vượt qua những khó khăn trước mắt, thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng lãnh đạo của Đảng.
Không ai biết rõ, vùng đất Tân Hiệp được khai phá từ khi nào, những người dân đầu tiên đến đây sinh sống từ thời điểm nào, tuy nhiên, theo lời kể của những vị cao niên, trải qua quá trình di cư, người Tà mun đã đến lập ấp, sống tập trung ở vùng đất này từ trước năm 1928. Trước đây, vùng đất Tân Hiệp vẫn được bao trùm bởi màu xanh bạt ngàn của rừng. Rừng Tân Hiệp trải dài trên một diện tích rộng lớn với nhiều loại gỗ lâu năm quý hiếm như trắc, giáng hương, gõ... cùng nhiều loại thú quý như bò rừng, nai, heo rừng, voi, mễn, v.v. Cư dân sinh sống ở đây trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp so với thời kỳ chống Mỹ chưa phát triển nhiều, chỉ là một sóc nhỏ của đồng bào người Tà mun; trước kia là ấp 01, tổ Bàu Lùng, tổ Lái Minh, sóc Sa Chất thuộc xã Minh Hòa - Chơn Thành - Sông Bé và hiện nay là ấp Sóc 5, ấp Bàu Lùng, ấp 9, ấp 6 thuộc xã Tân Hiệp - Hớn Quản - Bình Phước. Vì vậy, bàn tay của con người tác động đến mảnh đất Tân Hiệp chưa nhiều nên nơi đây phần lớn vẫn còn là một khu rừng nguyên sinh rậm rạp. Năm 1955, chính quyền Ngô Đình Diệm quyết định thành lập xã Minh Đức1 để tiện cho việc quản lý hành 1 Dẫn theo cuốn “Minh Đức, lịch sử và truyền thống 1930 - 2005, trang 8 chính và kiểm soát phong trào cách mạng ở An Lộc. Theo đó, ngoài ấp 1, tổ Bàu Lùng, tổ Lái Minh, sóc Sa Chất thì phần còn lại của Tân Hiệp chủ yếu là rừng thuộc địa phận xã Minh Đức. Tân Hiệp nằm ven lộ đỏ (còn gọi là đường đất đỏ ĐT 245) đi về xã Minh Hòa (Bình Dương) ngày nay. Tháng 10 năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm chia tách một số vùng phía Bắc của hai tỉnh Thủ Dầu Một và Biên Hòa để thành lập hai tỉnh mới là Bình Long và Phước Long. Theo Nghị định số 04 ngày 3 tháng 01 năm 1957 của Tổng thống Việt Nam cộng hòa, tỉnh Bình Long bao gồm hai quận An Lộc và Lộc Ninh. Ấp 1, tổ Bàu Lùng, tổ Lái Minh nằm trong địa phận xã Minh Hòa, quận Chơn Thành, Tỉnh Sông Bé. Tháng 10 năm 1961, để thuận lợi cho công tác chỉ đạo cách mạng trong điều kiện mới có nhiều thay đổi, đồng thời để địa bàn hoạt động của ta tương ứng với sự phân chia hành chính của chính quyền Sài Gòn, Trung ương Cục miền Nam quyết định thành lập tỉnh Bình Long. Tỉnh Bình Long mới gồm có 3 quận mang mật danh C để giữ bí mật, đó là C45 (Chơn Thành), C55 (Hớn Quản), C65 (Lộc Ninh). Lúc này, một phần Tân Hiệp là bộ phận của xã Minh Đức thuộc C55 (Hớn Quản) và một phần thuộc xã Minh Hòa, C45 (Chơn Thành), Tỉnh Bình Long. Mặc dù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, vùng đất Tân Hiệp không phải là chiến trường trọng điểm diễn ra nhiều trận đánh lớn, vang dội, nhưng Tân Hiệp có quyền tự hào vì đây là nơi che dấu cán bộ, bộ đội, là một trong những căn cứ vững chắc của cách mạng ở khu vực phía nam thị xã Bình Long. Dưới sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là chi bộ Minh Hòa, người dân Tân Hiệp vẫn kiên cường bám trụ, nuôi giấu cán bộ, cùng với nhân dân cả nước đóng góp vào thắng lợi chung của dân tộc. Trong đó có sự đóng góp của tiểu đội du kích ở ấp 1 (nay là ấp Sóc 5) với các đồng chí gồm Lâm Sắc, Lâm Xô, Lâm Đặng, Lâm Dót. Cách đây hơn 40 năm, ngày 20 tháng 10 năm 1972, vùng đất Tân Hiệp được giải phóng, nhân dân Tân Hiệp bước sang trang sử mới, chính thức trở thành người làm chủ quê hương, cùng cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Sau ngày đất nước thống nhất, ấp Sóc 5 và ấp Bàu Lùng, ấp 9, ấp 6 của Tân Hiệp thuộc xã Minh Hòa, Huyện Bình Long, tỉnh Sông Bé (cũ), đặt dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Minh Hòa, phần còn lại của vùng đất Tân Hiệp trong thời gian này thuộc xã Đồng Nơ, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ xã Đồng Nơ, huyện Bình Long, tỉnh Sông Bé. Ngày 06 tháng 11 năm 1996, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, theo đó, tỉnh Sông Bé được chia tách thành hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước. Đến ngày 01 tháng 01 năm 1997, tỉnh Bình Phước chính thức đi vào hoạt động. Lúc này, toàn bộ vùng đất Tân Hiệp thuộc xã Đồng Nơ, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ xã Đồng Nơ. Theo nhiều người dân trong xã, tên “Tân Hiệp” bắt 10 nguồn từ tên trại cải tạo Tân Hiệp được thành lập năm 1982 trực thuộc PC 24 Công an thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 1991, theo quyết định số 161/QĐ-UB, ngày 13 tháng 5 năm 1991 của Ủy Ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, trại cải tạo Tân Hiệp được giải thể, đồng thời thành lập Trường giáo dục lao động Tân Hiệp trực thuộc Sở lao động Thương Binh và xã hội đặt trên địa bàn xã Đồng Nơ, huyện Bình Long. Theo Quyết định này, trường giáo dục lao động Tân Hiệp có các nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý và giáo dục các đối tượng sống vô gia cư trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tổ chức lao động sản xuất nông nghiệp, dịch vụ kết hợp với giáo dục để cải tạo. Đến tháng 10 năm 1991, để phù hợp với tình hình mới, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chuyển đổi Trường giáo dục lao động Tân Hiệp thành Nông trường Tân Hiệp. Đây là đơn vị sản xuất nông nghiệp, chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Chi cục điều động lao động và dân cư thuộc Sở lao động thương binh và xã hội Thành phố; đồng thời chịu sự quản lý nhà nước theo lãnh thổ của chính quyền địa phương sở tại. Trụ sở của Nông trường Tân Hiệp đặt tại vị trí trụ sở Ủy ban nhân dân xã Tân Hiệp hiện nay; chức năng chủ yếu của Nông trường là tổ chức định cư cho những gia đình học viên tiến bộ, tiếp nhận dân đi lập nghiệp của thành phố đến xây dựng nông trường và lao động cải tạo. Do vậy, để phù hợp hơn với chức năng, nhiệm vụ của Nông trường, sau một thời gian, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quyết định đổi tên Nông trường Tân Hiệp thành 11 Trung tâm giáo dục lao động và phát triển kinh tế mới Tân Hiệp. Sau quá trình học tập, lao động những học viên có nhiều tiến bộ, tự nguyện định cư ở vùng kinh tế mới, Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức định cư, khai hoang sản xuất trên diện tích đất đai đã được Ủy ban nhân dân Tỉnh Sông Bé cho phép. Trong thời gian này, số dân đưa ra định cư khoảng 779 hộ, chủ yếu là trại viên, chia ra định cư thành các khu A,B,C,D,E thuộc các ấp hiện nay. Năm 1991 thành lập Khu A, nay là ấp 6 với khoảng 180 hộ; năm 1992 thành lập khu B, nay là ấp 7, với khoảng 50 hộ; năm 1993 thành lập khu C, nay là ấp Bàu Lùng, với khoảng trên 160 hộ và khu D, nay là ấp 9, khoảng trên 200 hộ; năm 1994 thành lập khu E, nay là ấp 10, khoảng trên 50 hộ. Để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân sớm ổn định đời sống, phát triển kinh tế, Ủy ban nhân dân tỉnh Sông Bé đã có chủ trương giao khoán đất cho bà con nhân dân vùng kinh tế mới. Đồng thời, để ổn định đời sống nhân dân trong vùng kinh tế mới, Nông trường Tân Hiệp tổ chức hỗ trợ về nhà ở, cơ sở vật chất, lương thực thực phẩm cùng nhiều nhu yếu phẩm khác để phục vụ cuộc sống của nhân dân. Những năm 1994 - 1995, mặc dù nhận được hỗ trợ và tạo điều kiện của địa phương nhưng nhân dân ở những vùng kinh tế mới vẫn gặp nhiều khó khăn, do quen với nếp sống ở thành phố, không có kinh nghiệm trong việc trồng trọt, nên một số hộ đã từ bỏ vùng kinh tế mới trở về 12 thành phố sinh sống. Số dân còn lại hiện nay, hầu hết đã có một cuộc sống ổn định và ngày một phát triển. Ngày 27 tháng 12 năm 1997, theo quyết định số 7457/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Trung Tâm giáo dục và phát triển kinh tế mới Tân Hiệp chuyển đổi thành Trung tâm bảo trợ xã hội và phát triển kinh tế mới Tân Hiệp thuộc chi cục di dân phát triển kinh tế mới Sở Lao động - thương binh và xã hội thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 2001, Ủy ban nhân dân thành phố tiếp tục ra quyết định đổi tên thành “Trung tâm bảo trợ xã hội Tân Hiệp” để phù hợp với chức năng quản lý giáo dục, cải tạo, chăm lo đời sống, sức khỏe cho số đối tượng bảo trợ xã hội từ thành phố Hồ Chí Minh đưa lên. Khu kinh tế mới Tân Hiệp được bàn giao cho Ủy ban nhân dân xã Đồng Nơ chịu trách nhiệm quản lý. Hiện nay do có sự xác định lại về địa giới hành chính, một phần diện tích ấp Bàu Lùng trong đó có Trung tâm Bảo trợ xã hội Tân Hiệp được xác định thuộc địa phận xã Minh Đức (Huyện Hớn Quản). Năm 2005, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Nghị định số 60/2005/NĐ-CP, ngày 16 tháng 5 năm 2005 về việc thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện Chơn Thành, Bình Long, Lộc Ninh, Bù Đăng và Bù Đốp, tỉnh Bình Phước. Theo Nghị định này, xã Tân Hiệp được thành lập, thuộc huyện Bình Long với diện tích tự nhiên là 7.052 ha và 6.908 nhân khẩu. Tân Hiệp là một xã có tiềm năng phát triển cây công nghiệp và kinh tế trang trại của huyện Hớn Quản, tiêu 13 biểu là Nông trại Phú gia - công ty TNHH Khánh Giang. Mô hình trang trại điển hình với năng suất và sản lượng hàng năm ngày càng tăng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của xã. Hiện nay địa phương đang chú trọng đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, các công trình xã hội, kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng, nhằm phục vụ có hiệu quả nhu cầu sinh hoạt, hoạt động sản xuất của bà con nhân dân. Những thành tựu về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng đạt được trong những năm qua là niềm tự hào, là nguồn động viên để Đảng bộ và các tầng lớp nhân dân xã Tân Hiệp nỗ lực xây dựng vùng đất này ngày càng giàu đẹp, góp phần tích cực vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Như vậy, từ một vùng đất hoang sơ với diện tích rừng là chủ yếu. Sau quá trình hình thành và phát triển, Tân Hiệp chính thức có tên trên bản đồ hành chính cấp xã của huyện Bình Long (cũ) nay là huyện Hớn Quản. Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội, nhân dân Tân Hiệp đã chung sức nỗ lực phát huy thuận lợi, khắc phục những khó khăn, từng bước ổn định đời sống, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng.